Sau khi Liên Xô theo phe đồng minh Chiếm_đóng_quân_sự_bởi_Liên_Xô

Bản đồ của khối phía Đông

Vào ngày 22 tháng 6 năm 1941, chiến dịch Barbarossa khởi đầu, mà bắt đầu với mặt trận phía Đông, Đức đã dẫn đầu các nước khối trục Âu Châu và Phần Lan xâm chiếm Liên Xô, như vậy đã chấm dứt hiệp ước không gây chiến giữa Đức và Liên Xô. Qua những sự thù nghịch giữa Liên Xô và khối trục, mà cuối cùng đưa tới việc thua trận về quân sự của khối này, Liên Xô hoặc chiếm đóng hoàn toàn hoặc chiếm đóng một phần của Đức và các nước vệ tinh, cũng như các lãnh thổ của các nước mà đã bị Đức chiếm đóng và Áo. Một số các nước này trở thành những nước vệ tinh của Liên Xô như Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, Cộng hòa Nhân dân Hungary [27], Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc ,[28] Cộng hòa Nhân dân Romania, Cộng hòa Nhân dân Bulgaria, Cộng hòa Nhân dân Albania;[29] sau đó, Đông Đức được thành lập từ lãnh thổ của Đức mà Liên Xô chiếm đóng.[30]

Bắc Iran 1941–1946

Vào ngày 25 tháng 8 năm 1941 lực lượng quân đội Vương quốc Anh và Commonwealth cùng Liên Xô hợp nhau xâm chiếm Iran. Mục đích của cuộc xâm chiếm (gọi là chiến dịch Countenance) để trấn giữ những mỏ dầu và bảo đảm những tuyến đường dẫn dầu cho Liên Xô đang đánh chống lại những nước khối trục châu Âu tại mặt trận phía Đông (thế chiến thứ hai).

Giữa các nước đồng minh và chính phủ Iran vào tháng 11 năm 1943 trong hội nghị Teheran được thỏa thuận, tất cả các quân đội ngoại quốc 6 tháng sau chiến tranh ở Âu Châu phải rút quân. Ngày 21 tháng 7 năm 1945, trong hội nghị Potsdam, ngoại trưởng Anh Anthony Eden đề nghị, quân Anh và Liên Xô ban đầu sẽ rút khỏi Teheran và sau đó ra hoàn toàn khỏi nước Iran. Stalin đồng ý rút quân ra khỏi thủ đô Teheran, nhưng khăng khăng đòi đóng quân ở Iran 6 tháng cho đến cuộc chiến tranh ở Nhật Bản chấm dứt.

Sau này người ta biết ra được, tại sao Stalin lại muốn giữ quân đội Liên Xô ở Bắc Iran: Quân đội Liên Xô giúp đỡ những phong trào ly khai ở đó, mà trong tháng 8 năm 1945 đã lập chính phủ nhân dân Azerbaijan thân cộng và Cộng hòa Mahabad của người Kurd. Churchill chấp nhận đề nghị của Liên Xô, bởi vì chính họ cũng muốn kiểm soát vùng dầu hỏa ở miền Nam Iran.[31]

Hungary (1944)

Vào tháng 7 năm 1941, Vương quốc Hungary, mà đã gia nhập khối liên minh 3 nước Đức, Ý và Nhật Bản (khối trục), tham dự vào chiến dịch Barbarossa, liên minh với Đức Quốc xã. Lực lượng Hungary đánh vai sánh vai với Wehrmacht (quân đội Đức) và vượt qua Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina tiến sâu vào Nga, đưa tới trận chiến Stalingrad. Tuy nhiên, vào cuối năm 1942 hồng quân bắt đầu đẩy ngược trở lại qua một loạt tấn công. Vào tháng 9 năm 1944 Lực lượng Sô Viết đã tiến vào Hungary, mở cuộc tấn công Budapest. Khi quân đội Hungary không đếm xỉa tới thỏa hiệp ngưng chiến với Liên Xô mà được ký bởi chính phủ Miklós Horthy vào ngày 15 tháng 10 năm 1944, Liên Xô đã đánh sâu vào phía tây, chiếm đóng thủ đô trong trận chiến Budapest ngày 13 tháng 2 năm 1945. Những cuộc chiến tiếp diễn cho tới ngày 4 tháng 4 năm 1945, khi những lực lượng Quốc xã cuối cùng và phần quân đội Hungary còn lại trung thành với Đức Quốc xã rút ra khỏi nước.

Liên Xô tạo ra điều kiện để chính quyền hậu chiến bị chi phối bởi những người cộng sản được thành lập trước khi trao chủ quyền lại cho họ. Sự hiện diện của quân đội Liên Xô sau đó được thỏa thuận qua hiệp ước tương trợ lẫn nhau 1949 ký kết giữa Liên Xô và chính phủ Hungary. Cuộc Cách mạng Hungary năm 1956 là một cuộc nổi dậy tự phát khắp nước chống lại chính quyền cộng sản Hungary và chính sách áp đặt bởi Liên Xô. Sau khi tuyên bố sẵn sàng thảo thuận để rút lực lượng Liên Xô, bộ chính trị Liên Xô thay đổi ý kiến. Vào ngày 4 tháng 11 năm 1956, một lực lượng lớn quân đội của khối Warszawa cầm đầu bởi Moskva, tiến vào Budapest đập tan những chống cự, giết cả hàng ngàn thường dân trong quá trình này.

Sau khi Liên Xô tan rã, người lính cuối cùng của Liên Xô rời khỏi nước này vào năm 1991, chấm dứt sự có mặt của quân đội Liên Xô ở Hungary.

Tiệp khắc (1944)

Vào mùa thu 1944, hồng quân đã chiếm được phần phía bắc và phía đông của Carpathia Ruthenia, đại biểu chính quyền Tiệp khắc dẫn đầu bởi bộ trưởng František Němec đã tới Khust để thành lập chính quyền tạm thời, theo như những hiệp ước giữa Liên Xô và chính quyền tị nạn cùng năm đó. Tuy nhiên chỉ sau vài tuần, hồng quân và NKVD bắt đầu cản trở công việc của đoàn đại biểu này và thành lập ủy ban quốc gia Transcarpatho-Ukraine ở Mukachevo dưới sự bảo vệ của hồng quân. Vào ngày 26 tháng 11, ủy ban này, được lãnh đạo bởi Ivan Turyanitsa tuyên bố ước muốn của người Ukrainia tách ra khỏi Tiệp Khắc và nhập vào Cộng hòa Sô Viết Ukraina. Sau 2 tháng xung đột và đàm phán đoàn đại biểu chính quyền Tiệp Khắc đã rời khỏi Khust vào ngày 1 tháng 2 năm 1945, để lại Carpathia Ukraina dưới quyền kiểm soát của Liên Xô. Sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, vào ngày 29 tháng 6 năm 1945, một hiệp ước được ký kết giữa Tiệp Khắc và Liên Xô, chính thức nhường Carpathia Ukraina cho Liên Xô.

Sau khi hồng quân chiếm được Praha vào tháng 5 năm 1945, quân đội Liên Xô đã rút quân vào tháng 12 năm 1945 như là một phần của một thỏa hiệp là tất cả quân đội Liên Xô và Hoa Kỳ phải rời khỏi nước này.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiếm_đóng_quân_sự_bởi_Liên_Xô http://www.amazon.com/dp/9122020497 http://www.britannica.com/eb/article-37317/Latvia http://books.google.com/books?id=lARVf2K9imwC&pg http://books.google.com/books?id=vX1U5G_xnqcC&pg http://books.google.com/books?id=vjgaiRNxZGoC&pg http://www.czech.cz/en/czech-republic/history/the-... http://www.ruf.rice.edu/~sarmatia/906/srindex.html http://www.martlaar.ee/eng/2007/04/ http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=142... http://www.muzhp.pl/index.php?art_id=393